Khoa KHQL

Một trong những nguyên nhân của tình trạng xây dựng đô thị không theo quy hoạch là thiếu những nhà quản lí có năng lực.

“Một người lo bằng một kho người làm” – Trở thành nhà quản lí để thể hiện sự năngđộng, tự tin,

quyết đoán và sẵn sàng đương đầu với thách thức.

Nghề quản lí là gì? Nhà quản lí là ai?

– Là nghề hấp dẫn, nhiều thách thức, đòi hỏi tính sáng tạo, tính năng động caonhất.

– Là nghề tổ chức, sắp xếp các các công việc để nó diễn ra theo đúng mục đích với

chi phí về thời gian, tài chính, vật chất và nhân lực ít nhất.

– Quản lí là quá trình điều hành, phối hợp sắp xếp và bố trí nhân lực thực hiện các

nhiệm vụ đã cho trước. Là hoạt động phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực

(conngười, tài chính) trong tổ chức.

– Nhà quản lí là người năng động, có bản lĩnh, dám đương đầu với thách thức;

Tựtin, có phong cách chuyên nghiệp và quyết đoán; Xây dựng mục tiêu,

kế hoạchhành động và đưa ra các giải pháp xử lí tối ưu cho mọi tình huống

(Một người lobằng một kho người làm).

Tại sao nên chọn học ngành Khoa học quản lí ở 

Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội?

– Là trung tâm đào tạo đa ngành, trong đó có đào tạo nhân lực quản lí có

chấtlượng cao về quản lí ở Việt Nam, với nội dung hiện đại, kiến thức cập

nhật theo môhình quản lí cácquốc gia có truyền thống quản lí tốt của

Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản vàTrung Quốc…

Mục tiêu đào tạo hướng đến là: Toàn diện – Hiện đại – Hiệu quả.

– Quá trình học tập bạn có nhiều cơ hội để bạn được gặp gỡ, trao đổi với nhiều

chínhtrị gia, doanh nhân thành đạt.

– Có đội ngũ giảng viên đông đảo, chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm. Hiện

nayphần lớn đội ngũ giảng viên này đều đang là cộng tác viên, chuyên gia tư vấn

vềquản lí của nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và cơ quan nhà nước. Nhiều năm

qua Khoa Khoa học quản lí là đối tác của Hội các nhà quản trị doanh nghiệp

ViệtNam.

– Có nhiều cơ hội để nhận học bổng học tập, nghiên cứu do các doanh nghiệp

đỡđầu,các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các trường đại học nước ngoài tài trợ.

– Quá trình học tập, bạn có thể học thêm ngành học thứ 2 ngay tại Khoa và các

chứng chỉ hỗ trợ nghề quản lí như: Nghiệp vụ về Sở hữu trí tuệ, Nghiệp vụ hoạch

định và phân tích chính sách.

– Bạn có thể được tuyển chọn vào học ngành Khoa học quản lí hệ chất lượng cao

vớichế độ đãi ngộ đặc biệt và được đội ngũ giảng viên trình độ cao giảng dạy.

– Nếu bạn theo học hệ chuẩn thì cũng có nhiều nghề nghiệp và cơ hội việc làm

chobạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp.

Những ai phù hợp với nghề quản lí?

Nếu bạn thấy mình có các yếu tố sau đây, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn

nghềquản lí:

– Luôn mong muốn trở thành nhà quản trị chuyên nghiệp (doanh nhân, chuyên

gia tư vấn, cán bộ quản lí ở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế –xã hội).

– Thích công việc quản lí và làm việc với con người.

– Có bản lĩnh, tính quyết đoán và đổi mới không ngừng

– Năng động, sáng tạo, tự tin và có phong cách chuyên nghiệp

– Mong muốn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

Thành đạt và thu nhậpcao.

THÔNG TIN CHUNG VỀ KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Khoa Khoa học Quản lí là đơn vị đảm nhận việc giảng dạy KHQL đại cương và

phụtrách nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học quản lí trong toàn

Đại học Quốc gia HàNội.

Vài nét về lịch sử

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã bắt đầu đào tạo Đại học ngành

Quản lí Xã hội từ năm 1995 và đào tạo Sau Đại học ngành Quản lí Khoa học và

Côngnghệ từ năm 1999.

Ngày 30/9/2002, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kí quyết định số 652/TCCB

thành lập Bộ môn Khoa học Quản lí trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội

trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Quản lí xã hội (thuộc Khoa Triết học) và Bộ môn

Khoahọc luận (thuộc Khoa Xã hội học).

Sau đó, vào ngày 11/8/2006, Giám đốc Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

đã kíquyết định số 782/QĐ-TCCB về việc thành lập

Khoa Khoa học Quản lí trên cơ sở Bộ môn Khoa học Quản lí.

Ban chủ nhiệm Khoa

  • Chủ nhiệm Khoa: TS Trần Văn Hải
  • Phó CN thường trực: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
  • Phó CN: TS Đào Thanh Trường

Đội ngũ cán bộ của Khoa hiện có: 20 giảng viên cơ hữu và 8 giảng viên kiêm nhiệm

(trong đó có 04 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 12 Thạc sĩ).

Các Bộ môn chuyên môn

  • Bộ môn Lí luận và phương pháp quản lí
    Chủ nhiệm Bộ môn: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
  • Bộ môn Quản lí Xã hội
    Chủ nhiệm Bộ môn: PGS.TS Phạm Xuân Hằng
    Phó Chủ nhiệm Bộ môn: ThS Nguyễn Thị Kim Chi
  • Bộ môn Quản lí Khoa học và Công nghệ
    Chủ nhiệm Bộ môn: TS Đào Thanh Trường
    Phó Chủ nhiệm Bộ môn: ThS Phan Hồng Giang
  • Bộ môn Sở hữu trí tuệ
    Chủ nhiệm Bộ môn: TS Trần Văn Hải

Nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu

Khoa có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu

khoa học về lĩnh vực khoa học quản lí.

Cụ thể các chuyên ngành và bậc đào tạo:

  1. Cử nhân Quản lí xã hội (hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm)
  2. Cử nhân Khoa học quản lí chất lượng cao (bắt đầu đào tạo từ năm học 2004 – 2005)
  3. Cử nhân Khoa học quản lí (chương trình mới từ năm 2005- 2006)
  4. Cử nhân Quản lí xã hội chuyên ngành Sở hữu trí tuệ (bắt đầu đào tạo đào tạo
  5. từ năm 2005), Cử nhân Khoa học quản lí chuyên ngành Sở hữu trí tuệ (bắt
  6. đầu đào tạo đào tạo từ năm 2008)
  7. Thạc sĩ Quản lí Khoa học và Công nghệ
  8. Thạc sĩ Khoa học quản lí (dự kiến tuyển sinh năm 2009)
  9. Tiến sĩ Quản lí Khoa học và Công nghệ (dự kiến tuyển sinh từ năm 2009)
  10. Đào tạo lớp bồi dưỡng ngắn hạn “Phápluật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ” (từnăm 2004).

Các hướng nghiên cứu chính

  • Những vấn đề lí luận và lịch sử quản lí
  • Những vấn đề văn hoá và đạo đức quản lí
  • Những vấn đề quản lí xã hội cấp cơ sở
  • Quản lí Giáo dục Đại học
  • Các vấn đề xã hội và chính sách xã hội
  • Quản lí Khoa học và Công nghệ
  • Lí luận và thực tiễn quản lí sở hữu trí tuệ

1 thoughts on “Khoa KHQL

Gửi phản hồi cho Khanh Hủy trả lời